Cách chọn động cơ điện
Làm thế nào để chọn lựa động cơ điện phù hợp, chúng ta cùng tìm hiều cách chọn động cơ điện để có thể chọn lựa được loại động cơ điện đúng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Động cơ điện rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau.
Như chúng ta cũng biết, động cơ điện là một trong những thiết bị điện không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nó có rất nhiều loại, nhiều kích thước, nhiều công suất riêng biệt cho từng mục tiêu khác nhau. Thường nó chiếm hơn 60% tổng tải điện trong các nhà máy chế biến, sản xuất.
Động cơ điện bao gồm rất nhiều loại: động cơ không đồng bộ một pha hay ba pha, động cơ đồng bộ, động cơ điện 1 chiều, động cơ bước, động cơ servo… với nhiều cấp điện áp, nhiều cấp độ, tần số thông thường là 50Hz hoặc 60Hz.
Việc chọn lựa động cơ điện phù hợp không những đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao, an toàn khi sử dụng, tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn tiết kiệm năng lượng.
Nếu bạn chọn động cơ điên có công suất quá lớn chắc chắn với bạn, giá của nó sẽ rất cao (tốn nhiều chi phí đầu tư hơn), bên cạnh đó, khi chọn động cơ điện quá lớn, máy sẽ làm việc non tải với hiệu suất thấp, dẫn đến chi phí vận hành tăng cao, kém hiệu quả và ảnh hưởng xấu đến lưới điện (nó sẽ tiêu thụ nhiều công suất kháng)
Nhưng nếu bạn chọn động cơ điện quá nhỏ, thì tất nhiên nó sẽ luôn trong tình trạng làm việc quá tải, thường xuyên bị nóng máy, hệ thống cách điện bên trong cuộn dây nhanh chóng giảm tuổi thọ, dẫn đến động cơ điện rất dễ bị hỏng, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất của bạn.
Việc chọn lựa động cơ điện phù hợp là rất quan trọng.
Hiệu suất của động cơ điện tốt nhất là vào khoảng 80 đến 99% (tuyệt đối 100% thì không thể đúng không nào) công suất định mức. Nếu nó dưới 50% công suất định mức thì hiệu suất của động cơ giảm mạnh đi kèm với tốn hao gia tăng.
Thông thường, động cơ điện hoạt động non tải chiếm khoảng 45-70% trong các nhà máy sản xuất.
Nguyên nhân chính có thể do bộ phận kỹ thuật chưa tính toán chính xác yêu cầu kỹ thuật cần thiết, dẫn đến chưa khai thác hết công suất thiết bị, hoặc là mua trúng loại động cơ điện đã bị thay, quấn lại dây đồng (một thực trạng hiện nay đang rất phổ biến là động cơ điện nhái, kém chất lượng tràn lan trên thị trường) ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống sản xuất, vận hành và tổn hao năng lượng. Nhẹ thì hư hỏng, các thiết bị điện cũng bị ảnh hưởng, còn nặng thì cháy nổ, không an toàn khi vận hành sử dụng.
Ngoài ra có thể do các kỹ sư nhà máy chưa có kinh nghiệm chọn lựa động cơ điện phù hợp, để đảm bảo an toàn đối với tải, họ thường chọn động cơ lớn hơn mức cần thiết. Ngày nay, các thiết bị bảo vệ như biến tần, khởi động mềm … sẽ bảo vệ an toàn cho tải, mang lại hiệu quả cao hơn, hệ thống hoạt động ổn định hơn, bền bỉ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
Cách tính công suất động cơ cơ điện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Công thức tính momen xoắn trên trục động cơ điện (chỉ áp dụng với động cơ không đồng bộ ba pha – loại động cơ được sử dụng phổ biến nhất). Từ công thức đó có thể dễ dàng suy ra công suất động cơ điện phù hợp.
T=P*9.55/n
Trong đó:
T là momen xoắn
P là công suất động cơ điện (kW)
n là tốc độ của động cơ (rpm – vòng/phút).
Một lưu ý nhỏ: nếu hệ truyền động cơ sử dụng khớp nối, thì công thức tính momen xoắn sẽ đổi thành Tf=T*1.7 nhé.
Một số lưu ý khi lựa chọn động cơ điện
Trong các môi trường nhiều bụi (mùn cưa, bụi vải…) độ ẩm cao… thì nên chọn động cơ điện có cấp bảo vệ IP 55 thay vì các động cơ điện có cấp bảo vệ IP 44.
Trong môi trường dễ cháy nổ như hầm lò hơi, sơn, xi mạ, khai khoáng mỏ, quặng, hóa chất, dầu khí… thì phải sử dụng động cơ điện có khả năng phòng chóng cháy nổ theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu.
Một số động cơ cũ thông thường đã phase out và chuyển sang dòng mới, nên khi đặt hàng thay thế, bạn nên kiểm tra lại bản vẻ kích thước xem kích thước mặt bích, kích thước chân đế, kích thước trục, lỗ bắt vít có tương thích không nhé.
Khi chọn động cơ điện cần lưu ý tối ưu đặc tính khởi động và vận hành của tải
Phải chọn loại động cơ điện có cấp bảo vệ, làm mát phù hợp, độ tin cậy cao, dễ dàng bảo trì, lắp đặt dễ dàng và dễ dàng thay thế phụ tùng.
Về mặt đặc tính hoạt động của tải có thể xem xét các điều kiện khởi động như tần số khởi động, momen khởi động, sự cần thiết của khởi động trơn.
Các điều kiện dừng cũng cần được xem xét để chọn thắng cho phù hợp, cần dừng chính xác và giữ đúng vị trí dừng.
Đặc đính momen tải (momen kiểu cầu trục, momen kiểu quạt gió…) đặc tính thời gian của tải (loại dài hạn, ngắn hạn, ngắn hạn lập lại) cũng cần phải xem xét kỹ.
Một số điều kiện vận hành như cần quay ngược hay không, công suất tải là bao nhiêu, cần các chức năng bảo vệ gì như quá tải, non tải, quá nhiệt, thấp nhiệt, lệch pha, mất pha… vv
Có cần thay đổi tốc độ hay không, nếu có thì dãi điều khiển tốc độ là bao nhiêu.
Bên cạnh chi phí đầu tư ban đầu, thì phải chọn lựa loại động cơ điện tiết kiệm năng lượng, công suất phù hợp, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng và tuổi thọ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng động cơ điện với nhiều chủng loại khác nhau, mỗi hàng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu thực tế mà bạn chọn lựa loại động cơ điện phù hợp nhất.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Motor điện - Động cơ điện là gì ? (10/11/2018)
- Kiến thức về Động cơ chống cháy nổ (05/01/2019)
- Chỉ số IP trong tiêu chuẩn chống cháy nổ (30/01/2019)
- Giải pháp sử dụng động cơ điện hiệu quả (03/12/2018)
- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MOTOR GIẢM TỐC VÀ HỘP GIẢM TỐC (13/11/2019)
- Phương pháp lựa chọn động cơ giảm tốc (01/10/2019)
- Tiêu chuẩn IEC áp dụng cho động cơ điện (01/12/2018)
- Động cơ điện và nguyên tắc cơ bản khi sự dụng (12/12/2018)
- Hộp giảm tốc là gì? Cách phân loại hộp giảm tốc (10/10/2019)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join