Cách lựa chọn và sử dụng động cơ điện phù hợp nhất
Động cơ điện đóng một vai trò quan trọng trong các thiết bị máy móc, nhưng không phải ai cũng biết cách lựa chọn và sử dụng loại động cơ điện này.
Bài viết dưới đây là một vài thông tin hữu ích giúp bạn lựa chọn và sử dụng động cơ điện.
Cách lựa chọn động cơ điện
Để lựa chọn được động cơ điện phù hợp bạn phải tìm hiểu về những loại động cơ điện phổ biến trên thị trường và phạm vi ứng dụng của từng loại.
Động cơ điện một chiều
Đây là một loại động cơ cho phép thay đổi trị số của momen và vận tốc gốc trong phạm vi rộng.
Ưu điểm của loại động cơ này là khởi động êm, hãm và đảo chiều dễ dàng, do đó được dùng rộng rãi trong các thiết bị vận chuyển bằng điện, thang máy, máy trục, các thiết bị thí nghiệm,…
Động cơ điện xoay chiều ba pha
+ Động cơ điện xoay chiều ba pha đồng bộ: Động cơ ba pha đồng bộ có vận tốc gốc không đổi, không phụ thuộc vào trị số của tải trọng và thực tế không điều chỉnh được.
Động cơ này có ưu điểm là hiệu suất và cos<p hệ số quá tải lớn, nên được ứng dụng trong những trường hợp hiệu suất động cơ và trị số cos<p có vai trò quyết định (thí dụ khi yêu cầu công suất động cơ lớn – trên 100kw lại ít phải mở máy và dừng máy) cũng như khi cần đảm bảo chặt chẽ trị số không đổi của vận tốc gốc.
+ Động cơ ba pha không đồng bộ: gồm 2 loại
Động cơ ba pha không đồng bộ roto dây quấn cho phép điều chỉnh vận tốc trong một phạm vi nhỏ (khoảng 5%), có dòng điện mở máy nhỏ nhưng hệ số công suất thấp, thích hợp sử dụng khi cần điều chỉnh trong phạm vi hẹp để tìm ra vận tốc thích hợp của dây truyền công nghệ đã được lắp đặt.
Động cơ ba pha không đồng bộ roto lồng sóc kết cấu đơn giản, dễ bảo quản, có thể mắc trực tiếp vào lưới điện ba pha không cần biến đổi dòng điện.
Cách sử dụng động cơ điện
Để sử dụng động cơ điện an toàn và hiệu quả, trước khi khởi động cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Đầu tiên bạn hãy kiểm tra độ ẩm của động cơ điện, nếu độ ẩm cách điện vượt mức cho phép thì phải sấy khô động cơ cho hết ẩm (thông thường từ 5MW trở lên) mới được phép hoạt động và còn tùy thuộc vào công suất của động cơ.
Tiếp theo kiểm tra cách đấu điện của động cơ xem đó đúng chưa: 1/220V, 3/220V, 3/380V, 3/440V, 3/660V, 3/6000V... Và kiểm tra hệ thống thiết bị bảo vệ điện như aptomat, khởi động từ, rơ le… nếu một trong các đầu dây của hệ thống bảo vệ không tiếp xúc hoặc tiếp xúc kém thì không được khởi động.
Kiểm tra điện áp bằng đồng hồ volkế, nếu điện áp vượt hoặc thấp quá 5% thì bắt buộc phải dùng ổn áp điện (1 pha hoặc 3 pha).
Sau đó bạn hãy kiểm tra dây dẫn điện từ trạm điện tới thiết bị xem đó phù hợp với công suất động cơ điện chưa, nếu dây dẫn nhỏ thì phải thay dây khác lớn hơn (Dây nhỏ hơn thiết kế thì không được chạy, dễ gây cháy chập, trung bình 1mm2 tiết điện dây đồng chịu được 5A, nên mua dây điện của những hãng có uy tín và có tiêu chuẩn chính xác).
Và cuối cùng trước khi đóng điện phải kiểm tra cả phần cơ của động cơ và phần cơ của thiết bị, xem có trơn tru không, bi (bạc đạn) bị dơ mòn không?
Trước khi chạy có tải phải chạy thử không tải, khi chạy có tải kiểm tra ngay cường độ dòng điện là bao nhiêu (đo bằng Ampe kìm). Nếu cường độ dòng điện không vượt dòng định mức thì cho chạy bình thường.
Nếu cường độ dòng điện lớn hơn dòng định mức hoặc có tiếng ghì từ phát ra từ động cơ thì phải tắt máy ngay kiểm tra: Có thể điện mất pha, động cơ bị ẩm, đấu sai điện, công suất không đủ, bị om dây, bị chạm chập hoặc động cơ không đúng thông số kỹ thuật theo thiết kế ban đầu…
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điều sau để việc động cơ điện hoạt động tối ưu:
+ Tất cả các đầu tiếp xúc phải được hàn hoặc xiết chặt tránh môve.
+ Khi các thiết bị có chiều quay về một hướng thì động cơ chạy phải theo hướng đó, nếu ngược chiều quay thì phải đảo cách đấu của động cơ điện theo sơ đồ đấu.
+ Động cơ 1 pha thông thường khởi động bằng vòng chập hoặc tuplơ đề, do vậy khi khởi động cho tải lớn ngay hoặc máy quá tải chạy không đúng vòng quay thì tuplơ sẽ cụp lại, cứ để như vậy thì sẽ dẫn đến nổ tụ đề hay cháy cuộn đề của động cơ.
+ Khi chạy thiết bị nếu nhiệt độ động cơ vào khoảng 600 thì bình thường (kinh nghiệm dân gian là sờ vào động cơ đếm được từ 1 tới 10), nếu nóng quá thì phải dừng ngay kiểm tra (động cơ điện, dây dẫn điện, cao hoặc thấp điện thế hoặc quá tải…).
Nếu có tiếng kêu, tiếng ghì từ động cơ điện thì phải dừng chạy động cơ điện ngay báo cho bộ phận kỹ thuật kiểm tra: Có thể do vỡ bi, sác cốt hoặc bị chạm chập…
+ Nếu các thiết bị có thiết bị hẹn giờ, mà đồng hồ hẹn giờ chỉ số 0 thì động cơ điện sẽ không chạy hoặc có rơ le nhiệt khi chạy do điện áp không đúng à động cơ quá nóng, rơ le nhiệt sẽ đẩy ra à động cơ điện sẽ không chạy nữa. Trường hợp này phải chờ cho nguội động cơ, ấn rơ le nhiệt vào vị trí cũ và phải dùng điện qua ổn áp.
+ Khi mất điện thì ngắt luôn cầu dao của thiết bị và cầu dao tổng, đề phòng lúc có điện trở lại sẽ làm hỏng động cơ.
+ Cường độ dòng điện của một số động cơ dị bộ 1 pha điện áp 220V
0,37KW – 2,4A * 0,45KW – 3,1A * 0,51KW – 3,8A * 0,59KW – 3,8A * 0,74KW – 5,2A
1,1KW – 7,7A * 1,5KW – 9,8A * 1,65KW – 10,5A * 1,85KW – 11,0A * 2,2KW – 13,2A
+ Cường độ dòng điện của một số động cơ dị bộ 3 pha điện áp 380V
0,37KW – 1,1A * 0,55KW – 1,5A * 0.75KW – 2,3A * 1,1KW – 2,8A * 1,5KW – 4,0 A
2,2KW – 5,2A * 3,0KW – 7,1A * 3,7KW – 7,8A * 4,0 KW – 8,8A * 5,5 KW – 11,6A
7,5 KW – 15,8A * 9,2 KW – 18,7A * 11,0 KW – 22,2A * 15,0 KW – 28,8A * 18,5 KW – 35,7A.
20,0 KW – 41,8A * 30,0 KW – 59,4A * 37,0 KW – 72,4A * 55,0 KW – 100A *75,0 KW – 140,0A.
+ Cường độ dòng điện, tổn thất điện năng phụ thuộc vào hệ số Coj của động cơ, những động cơ có hệ số Coj thấp thì tổn hao điện năng lớn.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- CÁCH CHỌN MUA ĐỘNG CƠ ĐIỆN (27/11/2017)
- Hiệu suất chuyển hoá năng lượng của motor điện (27/11/2017)
- Motor giảm tốc hoạt động như thế nào (07/12/2017)
- Hộp giảm tốc là gì? Cách phân loại hộp giảm tốc (10/10/2019)
- Công thức tính momen xoắn trên trục động cơ điện (27/11/2017)
- Điện 110v khác 220v và sự khác nhau về lưới điện giữa các quốc gia (26/11/2017)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Tiêu chuẩn IEC áp dụng cho động cơ điện (01/12/2018)
- Động cơ điện và nguyên tắc cơ bản khi sự dụng (12/12/2018)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join