Cách bôi trơn cho hộp giảm tốc
Hộp giảm tốc là một thiết bị giữ vai trò quan trọng trong các loại máy móc, phương tiện giao thông.
Công dụng của nó thì đã được thể hiện một cách rõ ràng và chính xác qua tên gọi: giảm tốc hay nói rõ hơn nó có nhiệm vụ giảm tốc độ của đông cơ xuống sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng hay ngôn ngữ chuyên ngành là phù hợp với cơ cấu chấp hành.
Để hộp giảm tốc hoạt động ổn định, lâu bền ít hỏng hóc thì cần chú ý đến việc bảo dưỡng mà quan trọng nhất là việc bôi trơn các bộ phận bên trong hộp giảm tốc. Dưới đây là những cách bôi trơn hộp giảm tốc thường được áp dụng:
- Bôi trơn hộp giảm tốc bằng mỡ bò:
Ưu điểm của việc dùng mỡ bò để bôi trơn hộp giảm tốc là nhiệt độ sinh ra do ma sát giữa hai bánh răng lúc làm việc không làm mất đi tính nhớt của mỡ, dễ làm kín nên ít rò rỉ ra môi trường bên ngoài.
Mỡ bò bôi trơn cũng có giá thành rẻ, nên rất tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên mỡ bò chỉ thích hợp để sử dụng cho các loại hộp giảm tốc có công suất lớn và ở trong điều kiện thời tiết ấm áp, không quá lạnh, nhiệt độ ngoài trời phải lớn hơn 10 độ C bởi nếu không mỡ sẽ bị đông cứng, giảm đi độ trơn, nhớt cần phải có, việc bôi trơn cũng khó khăn.
- Bôi trơn hộp giảm tốc bằng dầu :
Tùy thuộc vào tốc độ, tải trọng của hộp giảm tốc khi làm việc để chọn loại dầu có độ nhớt cho phù hợp. Với hộp giảm tốc làm việc với tốc độ chậm và tải trọng lớn thì độ nhớt của dầu phải cao.
Khi hộp giảm tốc làm việc với tốc độ cao và tải trọng nhỏ thì phải dùng loại dầu bôi trơn có độ nhớt thấp. Ưu điểm khi bôi trơn bằng dầu là việc bôi trơn được đồng đều trên tất cả các bề mặt chuyển động tương đối với nhau.
Có tác động làm sạch các bề mặt loại bỏ bớt cặn bẩn, mạt kim loại. Dễ kiểm soát được mức độ bôi trơn và có thể áp dụng hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Riêng bộ phận truyền động bánh răng trong hộp giảm tốc thì bôi trơn thông thường thôi là chưa đủ chúng cần phải được ngâm trong dầu.
Chiều sâu của dầu chỉ cần ngập chiều cao chân răng của bánh răng bị dẫn. Cong để bôi trơn các ổ đỡ độc lập , riêng lẽ người ta sử dụng kiềng múc dầu cho hộp giảm tốc để thực hiện nhiệm vụ này.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Phân biệt động cơ giảm tốc với hộp giảm tốc (07/02/2017)
- Xử lý các sự cố thường gặp của động cơ điện (15/02/2017)
- Nguyên nhân sự cố chập mạch động cơ điện 3 pha (15/02/2017)
- Sự cố tiếp mát của cuộn dây động cơ điện 3 pha công nghiệp (15/02/2017)
- Một số khái niệm về hộp giảm tốc (07/02/2017)
- Tại sao máy móc, động cơ lại phải gắn thêm hộp giảm tốc (07/02/2017)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Những điều cần chú ý khi sự dụng động cơ giảm tốc (30/08/2017)
- Đặc điểm của thiết bị động cơ giảm tốc (07/02/2017)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join